LỘ TRÌNH HỌC TIẾNG TRUNG
ĐĂNG KÝ ONLINE
Đây là một câu hỏi bắt buộc
Đây là một câu hỏi bắt buộc
Đây là một câu hỏi bắt buộc
Đây là một câu hỏi bắt buộc
Đây là một câu hỏi bắt buộc
Đây là một câu hỏi bắt buộc
Lượt truy cập
  • 52
  • 3697
  • 5,868,966

Luyện dịch tin Việt Trung 17: Tạo đột phá cho ngành công nghiệp điện tử

  08/08/2023

Trung tâm tiếng Trung Bắc Kinh - tăng một cấp HSK sau mỗi khóa học - giới thiệu bài dịch tham khảo Việt Trung.

Tạo đột phá cho ngành công nghiệp điện tử

越南电子产业迈出突破步骤

Công nghiệp điện tử là ngành sản xuất chiếm vị trí then chốt trong nền kinh tế và có tác động lan tỏa mạnh mẽ đến các ngành công nghiệp khác. Những năm qua, ngành này có bước phát triển vượt bậc, chiếm tỷ trọng khoảng 18% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp và hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

电子产业是国民经济体里具有至关重要地位的产业,对其他工业产生强大效应。近几年来,电子工业已取得长足进展,约占工业生产价值的18%和出口总额的30%以上。

Tuy nhiên, khoảng 95% giá trị xuất khẩu của ngành này vẫn thuộc về khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, các cơ quan quản lý cần sớm nghiên cứu, có chính sách đột phá để công nghiệp điện tử phát triển bền vững, mạnh mẽ hơn.

不过,外资企业则占本产业的出口价值的95%。因此,管理部门应早日研究并制定助推电子工业更加可持续、强劲发展的突破性政策。

Vẫn dừng ở công đoạn lắp ráp

越南电子工业仍处于组装环节

Trong giai đoạn 2016-2020, ngành điện tử đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Tổng cục Thống kê cho hay, xuất khẩu của nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện giai đoạn này tăng trưởng bình quân 23,8%/năm, đưa Việt Nam từ vị trí 47 toàn cầu vào năm 2001 lên vị trí thứ 12 và đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về xuất khẩu điện tử. Riêng năm 2022, ngành điện tử đạt kim ngạch xuất khẩu 114,4 tỷ USD, tăng khoảng 6% so năm 2021 và chiếm hơn 30% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

2016-2020年阶段,电子产业取得显著成就。越南统计总局称,在此阶段,电子产品、电脑和零组件出口年均增长23.8%,越南在电子产业出口方面由2001年的世界排名第47名上升至2022年的世界排名第12位和东盟第3位。2022年,电子产业出口总额达1144亿美元,与2021年相比大约增长6%,并占全国出口总额的30%以上。

Báo cáo của Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), ngành điện tử Việt Nam hiện đã sản xuất được hầu hết các sản phẩm thiết yếu như điều hòa nhiệt độ, ti-vi, máy giặt, điện thoại, máy in,… Các sản phẩm điện tử sản xuất trong nước đa dạng về chủng loại, mầu sắc, mẫu mã, có chất lượng tốt, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước và xuất khẩu đi nhiều quốc gia trên thế giới. Sự phát triển vượt bậc của ngành điện tử chủ yếu do thu hút được sự đầu tư lớn từ các tập đoàn đa quốc gia của Hàn Quốc, Nhật Bản ở lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Nhưng hệ lụy dẫn đến là ngành cũng đang phụ thuộc quá lớn vào khối ngoại khi có đến 95% kim ngạch xuất khẩu đang thuộc về các doanh nghiệp FDI. Năng lực doanh nghiệp nội địa vẫn còn nhiều hạn chế, chất lượng, mẫu mã sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu nên thị trường điện-điện tử dân dụng trong nước hiện đa phần do thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh. Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hóa ngành điện tử còn thấp; các sản phẩm điện tử trên thị trường Việt Nam đa số là hàng nhập khẩu nguyên chiếc hoặc lắp ráp trong nước bằng linh kiện ngoại; doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ ngành điện tử dù đã tham gia vào chuỗi giá trị của ngành, tuy nhiên mới cung cấp được các sản phẩm đơn giản, có giá trị hàm lượng công nghệ thấp. Ngành điện tử Việt Nam vẫn đang dừng ở công đoạn lắp ráp trong chuỗi sản xuất sản phẩm điện tử, còn những sản phẩm có thương hiệu để xuất khẩu gần như không có.

据越南工贸部下属工业局报告,目前越南电子产业能制造大部分必需品,诸如:空调、电视机、洗衣机、电话、打印机等等。在越南制造的电子产品种类、款式、颜色丰富,质量良好,能满足国内需求,并出口至世界上许多国家。电子产业的大发展主要是吸引韩国、日本跨境集团对电子零组件的投资。其后果是越南电子产业都依赖于外资企业,是由于出口总额的95%来自外资企业。内资企业的能力仍受限制,其产品的质量、款式尚未满足要求,因此外国产品基本上完全占领越南境内电力、电子市场。此外,电子产业的国产率较低,越南市场上的电子产品大多数是原装进口或者在越南用外国进口零件组装而成的。电子产业的辅助工业企业虽然已参加产业价值链,但是仅仅提供科技价值含量低的简单产品。越南电子产业仍处于电子产品生产链中的组装环节,具有权威的名牌出口产品似乎没有。

Lý giải nguyên nhân của tình trạng này, Phó Cục trưởng Công nghiệp Phạm Tuấn Anh cho biết, các sản phẩm điện tử thường có tuổi thọ tương đối ngắn, thường xuyên thay đổi tính năng và mẫu mã, trong khi năng lực của doanh nghiệp trong nước hạn chế, không đủ nguồn lực để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển sản phẩm cũng như thương hiệu. Vì vậy, các công đoạn có hàm lượng giá trị gia tăng cao vẫn phụ thuộc vào chuỗi sản xuất nước ngoài. Mặt khác, do năng lực sản xuất của doanh nghiệp nội thấp nên chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu cao của các doanh nghiệp FDI, dẫn đến mối liên kết giữa doanh nghiệp cung ứng và các tập đoàn đa quốc gia còn mờ nhạt.

工贸部下属工业局副局长范俊英在解释此情况的缘由时表示,电子产品低龄化,其款式和功能经常更新,不过,内资企业的能力仍受限制,其对产品研制、品牌开发的资源不充沛。因此,形成高附加值的环节仍依靠于外国生产线。此外,内资企业的生产能力低,产品的质量尚未满足外资企业的高要求,这导致供应企业与跨境集团之间的连接薄弱。

Cơ hội đón làn sóng dịch chuyển mới

迎来投资转移趋势的机遇

Sau những diễn biến của đại dịch Covid-19 cùng hàng loạt biến động về chính trị-kinh tế-xã hội trên thế giới và khu vực, ngành điện tử Việt Nam đang đứng trước cơ hội đón làn sóng dịch chuyển đầu tư và tái cơ cấu chuỗi giá trị trong thời gian tới. Thực tế vừa qua, nhiều tập đoàn lớn trên thế giới như Apple, Pegatron, Intel,… đều bày tỏ sự quan tâm và có kế hoạch đầu tư mới hoặc mở rộng sản xuất các sản phẩm điện tử tại Việt Nam, trong đó có một số sản phẩm hàm lượng công nghệ cao. Tập đoàn Samsung cũng đang đẩy mạnh hơn các hoạt động tìm kiếm, kết nối với doanh nghiệp cung ứng nội địa để tăng tính liên kết trong chuỗi giá trị của tập đoàn này tại Việt Nam.

新冠肺炎疫情产生冲击和地区乃至世界政治、经济、社会发生一系列动荡之后,越南电子产业正面临着迎来投资转移大趋势的机遇,并今后实现价值链结构重组。实际上,近期苹果、和硕、英特尔等大型跨境集团都对在越进行投资或者扩大电子产品尤其是技术价值含量高的产品生产规模予以关注,并制定相关计划。三星集团正大力寻找越南供应企业以增强该集团在越南价值链中的连接性。

Bà Ðỗ Thị Thúy Hương, Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam nhận định: Trong bối cảnh thị trường chung biến động, nhiều nhà đầu tư đang chuyển hướng sang thị trường thứ ba, chuỗi cung ứng toàn cầu được định hình lại theo xu hướng dịch chuyển nguồn cung để giảm phụ thuộc vào một quốc gia. Ðây là cơ hội để ngành điện tử Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, tăng xuất khẩu sang các thị trường khó tính, đồng thời tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao năng lực vốn, kinh nghiệm quản trị cũng như trình độ sản xuất và công nghệ.

越南电子企业协会执委会委员杜氏翠香表示,在市场发生动荡的背景下,许多投资者转移到第三个市场,全球供应链因减少对一个国家的依赖性而重新形成供应来源转移的新趋向。这是越南电子产业深度崁入全球供应链、加大对高档市场的出口的机遇,同时为企业提升其资金能力、管理经验和生产与科技水平创造条件。

Tuy nhiên, những thách thức mà ngành điện tử đang phải đối mặt đòi hỏi Nhà nước phải kịp thời điều chỉnh chính sách thu hút FDI có chọn lọc để tận dụng hiệu quả làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam; tiếp tục ban hành các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh số hóa; tập trung hỗ trợ một số doanh nghiệp có triển vọng trong lĩnh vực điện tử phát triển, từ đó đóng vai trò dẫn dắt thị trường điện tử trong nước, nhất là các sản phẩm điện-điện tử gia dụng. Phó Cục trưởng Phạm Tuấn Anh nhận định, trong thời gian tới, cần xây dựng một chiến lược hỗ trợ dài hơi, giúp biến đổi ngành từ việc lắp ráp đơn giản sang sản xuất, chế tạo các sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Ðầu tiên, cần thúc đẩy phát triển các sản phẩm như màn hình, chất bán dẫn và linh kiện điện tử quan trọng. Nguồn lực để sản xuất các sản phẩm có vòng đời lâu dài như vậy đòi hỏi đầu tư lớn, mất thời gian 10-20 năm, nhưng đầu tư liên tục là cần thiết để cải thiện năng lực sản xuất, khoa học công nghệ, góp phần tạo ra việc làm có giá trị gia tăng cao cũng như tăng trưởng kinh tế.

不过,电子产业正面临的挑战要求职能部门及时调整有关有选择地吸引外商直接投资的政策,以充分利用转移对越投资的新潮;继续出台有关扶助企业提升其竞争能力、力推数字化的政策;着力协助一些在电子领域具备潜力的企业,从而对越南电子市场尤其是电子产品、家用电器起到引领作用。范俊英副局长表示,今后应制定有关电子产业从简单组装转向制造具有高附加值的产品的长期战略。首先,应大力开发屏幕、半导体、重要电子零组件等产品。用于制造长期使用的产品的投资资金非常多,要进行10至20年的投资,但是连续投资是必要的,其目的是优化生产能力、科技水平,有利于提供具有高附加值的就业岗位,也有助于推动经济增长。

Ngoài ra, cần phát triển ngành điện tử hài hòa cả phần cứng, phần mềm để tạo nền tảng cho đổi mới sáng tạo; tập trung hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) thông qua hợp tác chung giữa tập đoàn lớn với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Về phía các doanh nghiệp điện tử, cần chú trọng hơn tới việc xác định các sản phẩm cốt lõi, có sức đột phá để thúc đẩy ngành điện tử phát triển nhanh và hiệu quả. Mỗi doanh nghiệp cần tự xác định cho mình những phân khúc sản phẩm và khách hàng phù hợp, đồng thời cần tính đến khả năng đón đầu xu hướng tiêu dùng cũng như phát triển công nghệ chung của thế giới trong thời đại hiện nay. Trên cơ sở đó, giúp cho doanh nghiệp nội tập trung nguồn lực để phát triển các sản phẩm có năng lực cạnh tranh tốt ■

此外,电子产品也要在软件和硬件方面实现和谐发展,为改革创新奠定基础;着力通过大型集团与中小型企业合作建立研发机构。对电子企业而言,应着重于确定具有突破性的核心产品以推动电子产业迅速、有效发展。每家企业应自己确定其产品所需的市场份额和客户种类,同时也要提前抓住当代消费潮流以及世界上科技发展趋势。在此基础上,企业要筹集其内部资源以开发具有良好竞争能力的产品。(完)

(Nguồn: Báo Nhân Dân; Dịch: Hồ Quân)

>> Luyện dịch tin Việt Trung 16: Cú huých cho xuất khẩu Việt Nam

TRUNG TÂM TIẾNG TRUNG BẮC KINH 

Zalo tư vấn lớp học: 0904.593.900

Inbox FB tư vấn lớp học tại đây

Fanpage: www.facebook.com/trungtamngoaingubackinh

Bình luận

Tin tức mới